Ngày 25/6 vừa qua, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Thị Ngọc (SN 1997, ở Lai Châu) mức án 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Tấn Hoàng (SN 1996, ở Khánh Hòa) và Trần Hà Mi (SN 1996, ở Quảng Ninh) lần lượt nhận mức án 24 và 15 tháng tù về cùng tội danh.
Ngày 25/6 vừa qua, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Thị Ngọc (SN 1997, ở Lai Châu) mức án 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Tấn Hoàng (SN 1996, ở Khánh Hòa) và Trần Hà Mi (SN 1996, ở Quảng Ninh) lần lượt nhận mức án 24 và 15 tháng tù về cùng tội danh.
Trước thực tế trên, bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc chi nhánh Saigon Tourist khuyến cáo người dân tuyệt đối cảnh giác với các thủ đoạn tinh vi như: Tuyển Cộng tác viên (CTV) làm việc online với các nhiệm vụ: Like, Share, tăng tương tác, đánh giá các trang du lịch và nhận hoa hồng ngay; yêu cầu chuyển khoản phí cam kết.
Cùng với đó là hành vi giả mạo giấy tờ, giả mạo cán bộ, nhân viên lữ hành một cách tinh vi trên các kênh mạng xã hội hoặc sử dụng hotline giả mạo để tuyển dụng nhân sự, tư vấn các dịch vụ, bán tour giá rẻ yêu cầu chuyển khoản cọc.
Theo bà Thu, khách hàng cũng nên kiểm tra kỹ lưỡng thông tin liên hệ, website chính thức của công ty lữ hành trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Đồng thời, cảnh giác với các chương trình khuyến mãi quá hấp dẫn.
Không nên tin vào các chương trình khuyến mãi có giá quá rẻ so với thị trường không xuất hiện trên các kênh chính thức của các công ty lữ hành. Chỉ thực hiện thanh toán khi đã xác minh rõ ràng thông tin và dịch vụ qua các kênh thanh toán, kênh tư vấn chính thức của công ty lữ hành.
Về phía công ty Lữ hành Saigontourist, bà Thu cho biết, công ty không bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển khoản vào tài khoản cá nhân. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện qua tài khoản chính thức tại TP.HCM và 18 chi nhánh. Do đó, khi có nghi ngờ, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với văn phòng và các chi nhánh trên toàn quốc hoặc qua các kênh thông tin chính thức để được hỗ trợ.
Vụ lừa đảo lớn chưa từng thấy trong lịch sử du lịch Việt Nam. Một phòng vé ôm hơn chục tỷ đồng của khách và cộng tác viên bỏ trốn.
Lừa đảo vốn vẫn xuất hiện lẻ tẻ đây đó trên mạng xã hội, nhưng chưa khi nào có cơ hội bùng lên nhiều như thời hậu COVID-19.
1. Một phòng vé ôm hơn chục tỷ đồng của khách và cộng tác viên bỏ trốn. Lừa đảo vốn vẫn xuất hiện lẻ tẻ đây đó trên mạng xã hội, nhưng chưa khi nào có cơ hội bùng lên nhiều như thời hậu COVID-19.
Trên khắp các hội nhóm thanh lý voucher du lịch và bán vé máy bay, người dùng liên tiếp “bóc phốt” người này người kia lừa đảo. Điểm chung lớn nhất là “thả thính” bán combo du lịch giá rẻ chưa từng có, rẻ giật mình.
Khách chuyển tiền xong thì người bán bóng chim tăm cá. Cú lừa gây choáng nhất do phòng vé Anh Anh đứng đằng sau vừa phát sinh chục ngày nay.
Chủ phòng vé này tuyển hàng chục cộng tác viên bán combo vé máy bay và khách sạn ở các điểm nghỉ dưỡng thu hút như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Tiền trao nhưng vé chưa xuất, gần tới ngày khởi hành khách hàng ngã ngửa.
Kẻ lừa đảo ôm hơn chục tỷ đồng cao chạy xa bay. Tìm tới địa chỉ của phòng vé ở phố Núi Trúc, Ba Đình chỉ thấy nhà cửa trống trơn. Sở Du lịch Hà Nội lần lại dữ liệu, ngờ đâu phòng vé Anh Anh không kê khai, không đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng không có thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch.
Chiêu thức lừa đảo không mới mẻ chẳng thâm sâu, cớ sao hàng trăm người vẫn sập bẫy? Là do lòng tham mà ra cả. Cộng tác viên lao vào bán sản phẩm vì mức trích hoa hồng làm mờ mắt. Giá trị combo bán cho khách chỉ hơn 2 triệu đồng, nhưng tiền hoa hồng bỏ túi bạc triệu. Làm giàu không khó là đây chăng?
Người mua lại ngỡ vớ được của rẻ như cho. Nào là du lịch 4 ngày 3 đêm Hà Nội-Nha Trang chỉ có mức chi phí nhỉnh hơn 2 triệu đồng/người gồm cả bay khứ hồi Vietnam Airlines, phòng khách sạn tầm trung cấp.
Bẫy lừa đảo sờ sờ ra đấy thôi, là do người mua tự đưa cổ vào tròng. Cộng tác viên lẫn người mua đều trở thành nạn nhân, dâng tiền cho kẻ xấu.
2. Cơ sự này phần lớn từ lòng tham mà ra, dẫu thế vẫn phải kể tới lí do hoàn cảnh xô đẩy. Tháng 7 thường lệ vốn vào mùa cao điểm du lịch, chi phí du lịch đắt đỏ, khắp nơi thất thủ. Năm nay đại dịch càn quét, Việt Nam tạm lắng dịch đồng thời vắng luôn bóng khách ngoại.
Chiến dịch Bộ VH-TT&DL kêu gọi “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” tạo ra cơ hội du lịch giá rẻ chưa từng có.
Doanh nghiệp đồng loạt bắt tay nhau giảm giá sản phẩm tới mức tối ưu. Vé máy bay, khách sạn, resort cao cấp hạ giá tới gần một nửa vào thời hậu giãn cách. Cơ hội vàng cho du khách hưởng thụ dịch vụ tốt giá phải chăng có một không hai trong lịch sử.
Khách hàng hoan hỉ, nhưng thực tế nhà cung cấp dịch vụ đang trong đận lao đao. Hàng trăm công ty du lịch đóng cửa. Nhân công du lịch thất nghiệp lên tới cả triệu người. Không ít nạn nhân là cộng tác viên bị lừa tiền kia thuộc diện nhân viên du lịch mất việc, đành quay ra mưu sinh bằng bán gói sản phẩm du lịch giá rẻ, kích cầu.
Khách hàng đầu tiên là người thân, quen. Sự việc vỡ lở, họ chạy vạy bỏ tiền túi đền cho khách.Cơ sự này phần lớn từ lòng tham mà ra, dẫu thế vẫn phải kể tới lí do hoàn cảnh xô đẩy.
Tháng 7 thường lệ vốn vào mùa cao điểm du lịch, chi phí du lịch đắt đỏ, khắp nơi thất thủ. Năm nay đại dịch càn quét, Việt Nam tạm lắng dịch đồng thời vắng luôn bóng khách ngoại.
Chiến dịch Bộ VH-TT&DL kêu gọi “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” tạo ra cơ hội du lịch giá rẻ chưa từng có. Doanh nghiệp đồng loạt bắt tay nhau giảm giá sản phẩm tới mức tối ưu. Vé máy bay, khách sạn, resort cao cấp hạ giá tới gần một nửa vào thời hậu giãn cách. Cơ hội vàng cho du khách hưởng thụ dịch vụ tốt giá phải chăng có một không hai trong lịch sử.
Túng quẫn quá hóa mụ mị đầu óc. Người bán lơ là, người mua cả tin ở gói sản phẩm giá hời của thời hậu COVID-19. Của đáng tội, kẻ lừa đảo chấp nhận tung ra một số combo giá rẻ thật để khách hàng trải nghiệm hòng tạo niềm tin. Chẳng thế mà cộng tác viên than trời, tháng 6 vẫn bán cho khách đi ngon lành, nhưng chỉ tháng 7 lại biến thành sản phẩm ảo.
Nạn nhân của vụ lừa đảo bạc tỷ này vừa đáng giận vừa đáng thương. Cú lừa hàng chục tỷ đồng là cái giá đắt để cảnh tỉnh người dân cần tỉnh táo giữa muôn trùng lọc lừa.
Ngày 9-11, CTCP Truyền thông du lịch Việt phát đi thông báo về việc có đối tượng nhái tên thương hiệu và rao bán tour nước ngoài với giá rẻ. Theo đó, đối tượng đã nhái thương hiệu Du lịch Việt và chào bán tour du lịch đi Nhật Bản với giá cực rẻ chỉ 6,9 triệu đồng/người cho hành trình 6 ngày.
Nếu khách tin vào những quảng cáo giả mạo này thì khả năng cao sẽ bị chiếm đoạt tiền cọc. Thậm chí có khách khi hỏi đăng ký tour tại đây đã được nhóm đối tượng hẹn ra quán cafe nhận tiền cọc.
Đối tượng giả mạo Fanpage Du Lịch Việt
Liên kết Fanpage quảng cáo giả mạo: https://www.facebook.com/profile.php?id=100091097387184&mibextid=2JQ9oc)
Cũng chiêu trò lừa đảo nhắm vào nhu cầu cao ở mùa cao điểm, nhiều nhóm đối tượng mạo danh nhiều doanh nghiệp trong đó có Du lịch Việt để liên lạc chào mời mọi người vào một nhóm chat mạng xã hội và Telegram để làm nhiệm vụ nhấn like quảng cáo được thưởng tiền từ 50.000 đồng và tăng dần lên đến hàng trăm triệu, theo số lượng nhiệm vụ like quảng cáo liên tiếp.
Chị M – nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng ngày 5/11/2023 ngụ tại Đồng Nai bàng hoàng kể lại: “Nhóm người xấu add chị vào nhóm làm nhiệm vụ like quảng cáo cho Điện Máy Xanh , những nhiệm vụ đầu chúng trả tiền cho chị vào tài khoản để tạo sự tin tưởng, sau đó với lý do thao tác lỗi nên cần phải nạp lại toàn bộ tiền chúng đã chuyển cho chị và nạp thêm một khoản tương ứng với khoản tiền hoa hồng tổng là 129,000,000 đ để xác minh đúng là chị mới cho rút tiền, họ đưa ra một bản cam kết Hợp đồng cam kết giữa chị M với Công ty Du lịch Việt Nam. Đáng nói, bản hợp đồng có đầy đủ thông tin, dấu mộc Công ty CP Tập đoàn K-Global, chữ ký của Tổng Giám đốc... nhưng lại sử dụng logo của Công ty Du lịch Việt. Và khi chị nạp tiền đến gần 300 triệu đồng thì nhóm đối tượng liền không trả lời nữa ”
Trước đó, công an đưa ra cảnh báo khuyến cáo người dân cảnh giác với tội phạm lừa đảo trên lĩnh vực du lịch. Theo khuyến cáo lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, hoạt động tội phạm lừa đảo lợi dụng tâm lý muốn đi du lịch giá rẻ để chiếm đoạt tài sản của người dân. Cơ quan công an thống kê có năm phương thức lừa đảo mùa du lịch phổ biến mà người dân dễ bị "sập bẫy".
Tài khoản đối tượng lừa đảo trên Telegram
Để tránh những hệ lụy thiệt hại cho cộng đồng xảy ra, CTCP Truyền thông du lịch Việt cũng khuyến cáo và mong muốn mọi du khách khi tìm kiếm hoặc đăng ký các sản phẩm du lịch nên tìm hiểu kỹ chương trình, dịch vụ tour bao gồm hay không bao gồm gì. Sau đó lựa chọn đặt tour, đặt phòng, đặt vé máy bay của những công ty uy tín. Khách hàng có thể đề nghị phía công ty cho xem giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy tờ… của công ty lữ hành, du lịch.
Đặc biệt, thận trọng với yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để giữ chỗ, nếu có thể nên thực hiện giao dịch thanh toán trực tiếp tại trụ sở văn phòng công ty và đặc biệt cảnh giác với những lời hẹn thu tiền tại các điểm nhà hàng, quán cafe. Trong trường hợp này, du khách có thể liên lạc các số điện thoại, kênh mạng của chính các công ty trên nhiều phương tiện chính thống để xác minh.
Đối với các trang mạng xã hội hoạt động mua bán, quảng bá các gói du lịch, nhất là du lịch, vé máy bay giá rẻ, người dân nên chọn các trang mạng xã hội có uy tín hoặc mình biết rõ thông tin của người bán. Mặc dù vậy vẫn nên gọi điện thoại, đến trực tiếp văn phòng , hoặc các cách xác minh khác như tìm hiểu thông tin đánh giá về dịch vụ….Ngoài ra, khách hàng cần lưu ý xác nhận lại thông tin đặt phòng, đặt vé máy bay để kịp thời phát hiện dấu hiệu lừa đảo, trình báo cho cơ quan Công an để được hướng dẫn giải quyết.
Công ty Cổ Phần Truyền Thông Du Lịch Việt xin thông báo chúng tôi chỉ sử dụng duy nhất những cổng thông tin chính thức sau: - Facebook: https://www.facebook.com/dulichviet - Website: https://dulichviet.com.vn - Zalo: https://zalo.me/2849615761982580160 - Trụ sở chính: 217 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hà Nội: 44 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Các cơ quan truyền thông, báo chí đã đăng tải cảnh báo đến cộng đồng các chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo :
Báo Người Lao động: https://nld.com.vn/kinh-te/ngan-hang-cong-ty-du-lich-canh-bao-chieu-lua-ai-cung-co-the-sap-bay-20231110080015528.htm Báo Sài gòn giải phóng: https://dttc.sggp.org.vn/lua-dao-du-lich-cuoi-nam-vao-mua-post109606.html Báo Tuổi trẻ thủ đô: https://tuoitrethudo.com.vn/canh-bao-thu-doan-gia-danh-lua-dao-ban-tour-du-lich-gia-re-237672.html Báo Phụ nữ Việt Nam: https://phunuvietnam.vn/canh-giac-lua-dao-ban-tour-du-lich-no-ro-dip-cuoi-nam-20231110085847278.htm?zarsrc=30&utm_campaign=zalo&utm_medium=zalo&utm_source=zalo Thông tấn xã Việt Nam – báo Vietnamplus: https://www.vietnamplus.vn/canh-bao-chieu-tro-lua-dao-khach-du-lich-dip-cuoi-nam/907091.amp?gidzl=UkftVCFluWDn_7z-mlZb17ZmVttS-kG1CF5mAOsexr8py20ksF_j0MUd8tcBexi7DlWlUcAAFQnBmkRZ0G