Giáo Viên Giới Nhất Việt Nam Bị Bắt Ở Mỹ

Giáo Viên Giới Nhất Việt Nam Bị Bắt Ở Mỹ

Nữ giáo viên trường cấp hai Footman bị bắt vì cáo buộc cho phép học sinh đánh nhau trong lớp, thậm chí còn dặn các em không la hét hay quay lại video.

Nữ giáo viên trường cấp hai Footman bị bắt vì cáo buộc cho phép học sinh đánh nhau trong lớp, thậm chí còn dặn các em không la hét hay quay lại video.

Sinh viên Việt Nam ở Australia bị đánh trọng thương

Dương Minh Tuấn, một sinh viên Việt Nam ở Australia vừa bị đánh trọng thương khi anh đang trên đường từ nơi làm việc về nhà.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, lại thêm một sinh viên Việt Nam ở Australia vừa bị đánh trọng thương khi đang trên đường từ nơi làm việc về nhà. Đây là lần thứ hai sinh viên Việt Nam du học tại Australia bị hành hung. Đại sứ quán Việt Nam tại Australia cho biết nạn nhân là Dương Minh Tuấn, sinh ngày 3/1/1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuấn là sinh viên du học tự túc tại Khoa Kế toán thuộc Đại học Công nghệ Swinburne ở Melbourne và đã theo học được 18 tháng. Vụ việc xảy ra vào khoảng 23 giờ 30 ngày 27/6, khi Tuấn đang trên đường từ nơi làm việc về nhà thì bị một nhóm người có hung khí đánh đập dã man và cướp tư trang. Tuấn nhập viện tại Bệnh viện Royal Melbourne trong tình trạng bị thương khá nặng ở vùng đầu và mặt, gãy xương quai hàm và phải chờ phẫu thuật. Thông tin ban đầu cho biết đã có 3 người đàn ông bị bắt để phục vụ công tác điều tra. Ngay sau khi nhận được tin báo, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã lập tức làm việc với Bộ Giáo dục và cơ quan cảnh sát Australia yêu cầu tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của sinh viên Tuấn; liên hệ với người thân và gia đình Tuấn để thăm hỏi và nắm bắt tình hình; đồng thời chỉ đạo Hội sinh viên và Chi hội lưu học sinh Melbourne có hình thức thăm hỏi, động viên Tuấn cùng gia đình. Hiện nay, gia đình Tuấn đã nhận được tin báo và đang trên đường sang Melbourne. Tuấn có một người anh trai cũng đang học ở Melbourne và một người họ hàng sống tại đây. Trường Đại học Công nghệ Swinburne cũng đã cử người đến thăm hỏi Tuấn thường xuyên và liên hệ với người thân của nạn nhân để hỗ trợ. Hồi cuối năm 2010, tại Melbourne cũng xảy ra vụ một sinh viên Việt Nam bị một nhóm thanh niên địa phương đánh chấn thương sọ não, vỡ mũi, rách mạch khi đang mua sắm cùng bạn bè vào ngày Boxing Day (26/12). Đây được coi là trường hợp đầu tiên du học sinh Việt Nam bị đánh dã man ở Melbourne, gây quan ngại về an ninh cho sinh viên du học./.

Với nhiều thành tích, giáo dục Việt Nam đã ghi danh vào nhiều bảng xếp hạng danh giá và lọt top những quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới.

Theo The Economist, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ ở mức 3.760 USD (89 triệu đồng/năm), thấp hơn so với các nước cùng khu vực là Malaysia và Thái Lan, và chỉ vừa đủ để chi trả cho các chi phí giáo dục của con cái.

Song tuần báo kinh tế hàng đầu nước Anh nhận định, con cái của các gia đình Việt Nam được học tập tại một những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Điều này được phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các cuộc thi quốc tế về khả năng Đọc, Toán và Khoa học của học sinh Việt Nam.

Thiên hướng học tập của một đứa trẻ là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nhân tố tác động lớn nhất bắt nguồn từ gia đình và môi trường. (Ảnh: Vietnamplus)

Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, xét về tổng điểm học tập, học sinh Việt Nam không chỉ vượt trội so với các nước trong khu vực là Malaysia và Thái Lan, mà còn vượt qua học sinh ở Anh, Canada - những quốc gia có nền kinh tế lớn hơn nhiều. Điều đáng nói là điểm số của học sinh phân bổ đồng đều và không có sự chênh lệch giữa giới tính hay vùng miền như ở những nước khác.

The Economist nhận định, thiên hướng học tập của một đứa trẻ là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nhân tố tác động lớn nhất bắt nguồn từ gia đình và môi trường mà các em lớn lên. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để giải thích thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam. Bí mật tạo nên sự khác biệt vượt trội này nằm ở ngay chính các lớp học: Trẻ em học nhiều hơn ở trường, đặc biệt là trong những năm đầu đời.

Trong một nghiên cứu vào năm 2020, phó giáo sư Abhijeet Singh của trường Kinh tế Stockholm (Thuỵ Điển) đánh giá năng suất của các trường học ở Việt Nam bằng cách cho các em học sinh đến từ Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam cùng làm một bài kiểm tra giống hệt nhau. Kết quả, trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 5 đến 8 vượt trội hơn hẳn. Qua mỗi một năm học ở Việt Nam, học sinh có thể tăng khả năng giải toán lên 21%, trong khi ở Ấn Độ, mức này chỉ là 6%.

Nghiên cứu của các chuyên gia ở Trung tâm Phát triển Toàn cầu tại Washington, Mỹ được công bố năm 2022, cho thấy ở 56/87 quốc gia đang phát triển, chất lượng giáo dục xu hướng suy giảm kể từ những năm 1960. Việt Nam là một trong số ít các quốc đi ngược lại xu hướng này.

Để đạt được tiến bộ vượt bậc về giáo dục này, phải kể tới chất lượng giảng dạy của giáo viên Việt Nam. Ngoài trình độ tốt, đội ngũ giáo viên Việt Nam được đánh giá là có kỹ năng quản lý hiệu quả hơn trong giảng dạy, họ được đào tạo thường xuyên và cho phép học sinh tự do sáng tạo để khơi dậy sự thích thú của các em với môn học.

Một nghiên cứu so sánh học sinh Ấn Độ với học sinh Việt Nam kết luận rằng, phần lớn sự khác biệt về điểm số trong các bài kiểm tra toán đến từ chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Để giải quyết vấn đề bất bình đẳng về thu nhập giữa các vùng miền, những giáo viên được cử đến các vùng sâu vùng xa dạy học sẽ có thêm phụ cấp, nhận thu nhập cao hơn. Quan trọng nhất, việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên phụ thuộc nhiều vào kết quả học tập của học sinh. Giáo viên đào tạo ra những lứa học sinh giỏi sẽ được khen thưởng danh hiệu “giáo viên dạy giỏi”.

Bên cạnh những nhân tố trực tiếp như thiên hướng học tập và chất lượng giáo viên, sự quan tâm sát sao của Đảng và Chính phủ với giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của toàn ngành. Các chính sách về giáo dục thường xuyên được điều chỉnh để đáp ứng chương trình và tiêu chuẩn giảng dạy. Ngân sách địa phương cũng được yêu cầu phải chi 20% cho giáo dục.

Ông Ngô Quang Vinh, chuyên viên phụ trách phát triển các vấn đề xã hội tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), cho biết việc các gia đình Việt Nam coi trọng giáo dục còn bắt nguồn truyền thống hiếu học lâu đời. Ngay cả ở những hộ gia đình có mức thu nhập trung bình và dưới trung bình, các bậc cha mẹ vẫn cố gắng cho con đi học thêm. Ở các thành phố lớn, phụ huynh thường tìm kiếm những ngôi trường có giáo viên giỏi để cho con theo học.

Tổng hoà lại, sự cải thiện về hệ thống giáo dục đã góp phần không nhỏ giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng mang lại những thách thức đáng kể đối với hệ thống giáo dục.

Ông Phùng Đức Tùng, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong cho biết, các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi những yêu cầu cao hơn từ người lao động mà việc đào tạo sinh viên Việt Nam chưa đáp ứng được. Tăng trưởng kinh tế cũng kéo nhiều người di cư đến các thành phố lớn, gây quá tải cho các trường học ở đô thị. Trong khi đó, ngày càng nhiều giáo viên từ bỏ giáo dục để chuyển sang làm những công việc có mức thu nhập cao hơn. Như vậy, để duy trì danh hiệu quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất sẽ đòi hỏi chính phủ phải nỗ lực giải quyết những vấn đề này.

Phương Thảo(Nguồn: The Economist)

Nghề giáo tại nhiều quốc gia trên thế giới là một trong những nghề luôn được trân trọng và có thu nhập từ mức trung bình trở lên. Thế nhưng, tại xứ sở Cờ hoa, trong nhiều năm trở lại đây, nghề giáo lại là một trong những nghề nhọc nhằn nhất, thu nhập thấp hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), hiện Mỹ có 3,3 triệu giáo viên ở các trường công lập. Ngành sư phạm đất nước này đang trải qua cơn bĩ cực chuyển đổi cả về lượng và chất. Đặc biệt, ngành sư phạm không còn sức hút khi mức lương trả cho giáo viên khá thấp. Mức lương bình quân của giáo viên cấp 3 chỉ bằng 72% mức lương bình quân của lực lượng lao động đã tốt nghiệp đại học. Cụ thể, lương bình quân của người đã tốt nghiệp đại học là 100.000USD/năm, trong khi lương bình quân của giáo viên: 72.000USD/năm. Vì thế, chỉ có khoảng 9% sinh viên đại học thể hiện mong muốn theo con đường sư phạm.

Trong hai thập kỷ qua, lương giáo viên trên toàn nước Mỹ sụt giảm khá mạnh. Năm 1994, trung bình lương giáo viên thấp hơn các ngành nghề khác (có bằng cấp tương đương) là 1,8%. Đến năm 2017, mức chênh lệch lên tới 18% (đã điều chỉnh theo lạm phát). Tiểu bang Wyoming là nơi có khoảng cách này thấp nhất: 1,5%. Chỉ có 5 bang của Mỹ lương giáo viên thấp hơn các nghề khác dưới 10%. Điều đáng lo ngại hơn là mức chênh lệch này đang có xu hướng gia tăng nhanh.

Khảo sát của MGI cũng ghi nhận sự khác biệt đáng kể về giới trong khoảng cách thu nhập. Năm 1960, thu nhập của giáo viên nữ cao hơn những phụ nữ làm nghề khác 14,7%. Tới năm 1979, sự chênh lệch này thu hẹp xuống còn 4,2%. Năm 2017, thu nhập của nữ giáo viên thấp hơn phụ nữ làm nghề khác 14,9%. Trong khi đó, vào năm 1979, thu nhập của nam giáo viên thấp hơn nam giới làm nghề khác khoảng 22,1%. Khoảng cách này cũng được thu hẹp xuống còn 15% vào giữa thập niên 1990, nhưng lại tăng lên 25,5% vào năm 2017.

Trong số các bang ở Mỹ, Arizona luôn đứng ở vị trí cuối bảng xếp hạng lương giáo viên và mức chi tiêu cho mỗi học sinh. Năm 2016, Arizona chi 7.690USD cho mỗi học sinh, so với mức trung bình toàn quốc là 11.554USD. Về thu nhập, trung bình lương giáo viên tiểu học ở

Arizona là 43.280USD và giáo viên trung học là 46.470USD/năm, trong khi, lương trung bình của giáo viên tiểu học Mỹ là 57.160USD/năm, giáo viên trung học là 59.170USD/năm. Năm 2017, lương giáo viên ở Arizona được tăng… 1%.

So với bậc tiểu học và trung học, giáo viên mầm non ở Mỹ còn thiệt thòi hơn. Một ngày làm việc của giáo viên mầm non rất dài, có thể bắt đầu từ 7 giờ 30 phút, kết thúc vào lúc 18 giờ 30 phút. Trong khi đó, trung bình lương của giáo viên mầm non tại Mỹ dao động từ 11 đến 12 USD/giờ, tương đương 33.869USD/năm. Một số bang thậm chí trả lương thấp hơn như South Carolina (9,05 USD/giờ), Mississippi (9,05USD/giờ), Arkansas (9,53 USD/giờ) và Alabama (9,5USD/giờ).

Lương thấp, không đủ để bảo đảm cuộc sống, số giáo viên Mỹ bỏ nghề đã tăng lên trong thập kỷ qua, với tỷ lệ gấp đôi so với Canada hoặc Australia. Vì thế, nền giáo dục nước Mỹ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng khi hàng loạt cuộc bãi công tập thể diễn ra liên tiếp ở bang West Virginia, Oklahoma và Kentucky… Cuối tháng 2-2017, cuộc bãi công của giáo viên bang West Virginia bắt đầu. Hoạt động có tổ chức, hàng nghìn giáo viên đã giành thắng lợi sau 9 ngày với mức tăng 5% lương. Tại bang Arizona, giáo viên tổ chức diễu hành tại các trường học, mời cộng đồng địa phương tới trường để ủng hộ, đe dọa biểu tình trên toàn bang. Họ đòi tăng 20% lương giáo viên, trở lại mức tài trợ giáo dục năm 2008. Họ cũng yêu cầu xem xét phương án tăng lương hằng năm và không cắt giảm thuế cho đến khi lương giáo viên và chi tiêu giáo dục của bang đạt mức trung bình quốc gia.

Thu nhập không đủ để thanh toán các hóa đơn, trung bình có tới 50% giáo viên ở Mỹ bỏ nghề sau 5 năm đi dạy. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trong nhiều năm trở lại đây, Mỹ không còn được xem là cường quốc giáo dục đứng đầu thế giới.

THẢO TRANG (theo Business Insider)

Lương giáo viên hiện nay đang là một trong những vấn đề rất hot tại Việt Nam. Bởi chúng ta thường biết giáo viên là người truyền dạy những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cho nhiều thế hệ. Vậy lương giáo viên ở Việt Nam là cao hay thấp? CÙng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Tôi có cháu gái chuẩn bị tốt nghiệp trường Đại học sư phạm mà không biết xin việc ở đâu? Tôi cũng đang thắc mắc lương đi dạy của giáo viên trung học phổ thông là bao nhiêu theo quy định pháp luật? Mong Luật sư giúp đỡ.