Nhà Văn Của Làng Quê Việt Nam

Nhà Văn Của Làng Quê Việt Nam

(HNMĐT) - Làng Văn Trì từ giữa thế kỷ XIX có tên là Kiều Trì, cùng với các làng: Đình Quán, Kiều Mai, Ngọa Long, Nguyên Xá hợp thành xã Phu Diễn thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Cuối thế kỷ XIX, làng tách ra thành xã riêng và đổi tên thành Văn Trì. Sở dĩ có tên là “Kiều Trì” vì trước cửa đình làng có con ngòi tiêu nước, có cầu bắc qua ngòi.

(HNMĐT) - Làng Văn Trì từ giữa thế kỷ XIX có tên là Kiều Trì, cùng với các làng: Đình Quán, Kiều Mai, Ngọa Long, Nguyên Xá hợp thành xã Phu Diễn thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Cuối thế kỷ XIX, làng tách ra thành xã riêng và đổi tên thành Văn Trì. Sở dĩ có tên là “Kiều Trì” vì trước cửa đình làng có con ngòi tiêu nước, có cầu bắc qua ngòi.

- Chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Muốn cho xã hội phát triển, thì xã hội phải có nguồn lực. Sức khỏe của con người có quan hệ rất lớn đến nguồn nhân lực con người. Vì vậy, Nhà nước chăm lo và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ theo hướng dự phòng; Phát triển và kết hợp y dược học dân tộc cổ truyền với y dược học hiện đại, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ một cách thuận lợi với chất lượng ngày càng cao.

Nhà nước và xã hội bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, vận động sinh đẻ có kế hoạch. Gắn liền với bảo vệ sức khoẻ, nhà nước đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao, du lịch nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, bồi dưỡng thể lực của nhân dân, bồi dưỡng tài năng thể thao.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chính sách văn hóa và xã hội của nhà nước Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chính sách văn hóa và xã hội của nhà nước Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].

- Chính sách khoa học và công nghệ

Đặc điểm quan trọng trong thời đại hiện nay là sự phát triển năng động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Khác với trước đây, khoa học công nghệ đã nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Vai trò có tính quyết định của khoa học công nghệ đối với công cuộc phát triển quốc gia đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Kinh tế học đã chính thức xem công nghệ như là một trong những nguồn lực cho phát triển kinh tế giống như vốn và nguồn lực lao động, và nguồn vốn..

Đối với Việt Nam, khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Điều 37 của Hiến pháp quy định:

“Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia”.

Nhà nước tổ chức áp dụng kết quả khoa học vào việc xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, hoạch định chủ trương, chính sách pháp luật. Dần dần chính ách phát triển khoa học công nghệ phải gắn với chính sách phát triển kinh tế, chấm dứt các hiện tượng phân tách giữa cơ sở nghiên cứu khoa học với các cơ sở săn xuất kinh doanh, trao quyền chủ động cho các cơ sở nghiên cứutham gia trực tiếp với cơ sở sản xuất thông qua các hợp đồng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Từ đó các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể cung cấp các dịch vụ khoa học như tư vấn, sản xuất thử nghiệm, kể cả sự chuyển giao công nghệ.

Nhà nước đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học từ nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học sáng tạo và cống hiến phát triển nhiều hình thức tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước khuyến khích các nguồn đầu tư khác ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục, để phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường vì sự nghiệp giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

- Chính sách phát triển văn học và nghệ thuật

Văn hóa hiểu ở nghĩa hẹp nhất gắn liền với văn học và nghệ thuật. Văn học nghệ thuật, có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp cho con người, đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Chính sách của Nhà nước về vấn đề này là: Các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đều được khuyến khích phát triển, các tài năng văn học nghệ thuật được chăm sóc.

Để đảm bảo cho nhân dân được hưởng đầy đủ quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật sáng tạo văn học, nghệ thuật, Nhà nước đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh và các phương tiện thông tin đại chúng khác, giữ gìn, tu bổ và bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, các công trình mỹ thuật công cộng, danh lam, thắng cảnh, nghiêm cấm những hoạt động phi văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt nam. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Con người luôn luôn là yếu tố quyết định sự thành công của mọi công cuộc, trong đó có cả công cuộc phát triển kinh tế. Đối tượng của giáo dục và đào tạo là con người, nguồn nội lực cốt lõi của sự tồn tại và phát triển của mỗi một quốc gia. Vì vậy giáo dục và đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia nhằm tạo ra nguồn lực có trí tuệ, có tay nghề thành thạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nếu như trước đây sự thiếu vốn sự nghèo nàn về cơ sở vật chất là nguyên nhân chủ yếu làm chậm sự phát triển của quốc gia, thì ngày nay không hoàn toàn như vậy. Vì ngày nay sự phtá triển cảu quốc gia lại phụ thuộc vào chất lượng của nguồn lực lao động. Kỷ nguyên phát triển mới coi đầu tư phát triển nguồn lực lao động, và chất lượng lao động hơn các nguồn đầu tư khác.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào không có chính sách đào tạo đúng đắn, đất nước đó sẽ không có nguồn lực lao động có chất lượng, thì đất nước đó không có một sản phẩm nào có thể sánh vai được với các quốc gia khác trên thế giới.

Giáo dục có vị trí vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa bằng cách rèn luyện kỹ năng, cải thiện sức khỏe, nâng cao dân trí và cải thiện các vấn đề xã hội. Giáo dục là đầu tư về mặt trí thức phải đi song song với đầu tư về mặt kinh tế.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển nhằm đào tạo có chất lượng những người lao động mới và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Điều 36 Hiến pháp quy định tiếp:

“Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Các đoàn thể nhân dân trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng".

“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.

Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.

Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.

Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp".

Nền giáo dục Việt Nam phát triển theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ, phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và hình thức trường quốc lập và các hình thức giáo dục khác.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, việc Quốc hội khoá VIII tại kỳ họp thứ chín (6/1991) thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học một lần nữa khẳng định việc thực hiện Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đã được bắt đầu từ năm 1950 theo quy định của Sắc lệnh số 146-SL ngày 10/8/1946 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định nền giáo dục mới. Đặc biệt là mới đây Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (1998). Nhà nước khuyến khích vận dụng nhiều loại hình tổ chức giáo dục (quốc lập, dân lập) và nhiều hình thức đào tạo (chính quy, mở rộng, chuyên tu, tại chức). Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest