Rác thải ở biển đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và nhức nhối trên toàn cầu. Từ những bãi biển đầy rác đến những mảng rác khổng lồ trôi nổi trên đại dương, vấn nạn này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến đời sống con người và các loài sinh vật biển. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rác thải ở biển, nguyên nhân, tác hại cũng như các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu và xử lý rác thải trên biển.
Rác thải ở biển đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và nhức nhối trên toàn cầu. Từ những bãi biển đầy rác đến những mảng rác khổng lồ trôi nổi trên đại dương, vấn nạn này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến đời sống con người và các loài sinh vật biển. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rác thải ở biển, nguyên nhân, tác hại cũng như các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu và xử lý rác thải trên biển.
Sự gia tăng sử dụng các sản phẩm nhựa một lần là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rác thải nhựa trên biển. Chai nước, túi nilon, ống hút, và các bao bì nhựa khác được sử dụng rộng rãi do tính tiện lợi và giá thành rẻ. Tuy nhiên, sau khi sử dụng những sản phẩm này thường bị vứt bỏ bừa bãi và dễ dàng trôi ra biển thông qua các con sông, hệ thống thoát nước hoặc trực tiếp từ các khu vực ven biển.
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2018 chỉ ra rằng hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và khoảng 8 triệu tấn trong số đó kết thúc ở các đại dương. Sự gia tăng tiêu dùng nhựa không chỉ diễn ra ở các quốc gia phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, nơi quy định và hệ thống quản lý rác thải còn hạn chế.
Hệ thống xử lý rác thải không hiệu quả cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc rác thải bị đổ ra biển. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, thiếu cơ sở hạ tầng và công nghệ để xử lý rác thải một cách hiệu quả. Rác thải thường bị vứt bừa bãi, không được thu gom và xử lý đúng cách, dẫn đến tình trạng rác thải bị cuốn ra biển.
Theo Tổ chức Bảo vệ Môi trường Quốc tế (Ocean Conservancy), mỗi năm có khoảng 2,5 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra biển do hệ thống quản lý rác thải không hiệu quả. Các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những nguồn phát thải rác thải nhựa lớn nhất ra biển do hệ thống thu gom và xử lý rác thải còn yếu kém.
Theo một nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, mỗi năm, khoảng 1.8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra biển từ các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp. Tại các bãi biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, lượng rác thải ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và du lịch. Theo số liệu từ Tổ chức Bảo vệ Môi trường Biển Việt Nam, lượng rác thải nhựa chiếm khoảng 60-70% tổng lượng rác thải ở biển.
Tình trạng rác thải biển ở Việt Nam không chỉ gây ra các vấn đề môi trường mà còn ảnh hưởng đến ngành du lịch và ngư nghiệp.Rác thải ở biển Nha Trang không chỉ làm xấu đi hình ảnh của bãi biển mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của du khách. Các chương trình dọn dẹp bãi biển thường xuyên được tổ chức nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề.
Theo báo cáo của WWF-Việt Nam, khoảng 0.28-0.73 triệu tấn rác thải nhựa từ Việt Nam được thải ra biển mỗi năm, đưa Việt Nam vào danh sách 5 quốc gia có lượng rác thải nhựa biển lớn nhất thế giới. Điều này không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và kinh tế của đất nước.
Các biện pháp xử phạt nghiêm khắc cần được áp dụng để răn đe và ngăn chặn hành vi xả rác bừa bãi ra biển. Các quốc gia cần có những quy định pháp luật rõ ràng và nghiêm ngặt về việc xả rác thải nhựa ra môi trường. Cảnh sát môi trường và các cơ quan chức năng cần được tăng cường để giám sát và xử lý các vi phạm.
Ví dụ, ở một số quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản việc xả rác thải nhựa ra biển có thể bị phạt tiền nặng hoặc thậm chí là án tù. Các biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra biển mà còn nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Sử dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý và thu gom rác thải ở biển cùng với việc phát triển các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, sẽ góp phần giảm thiểu rác thải nhựa ra biển. Các công nghệ mới như máy thu gom rác biển tự động, hệ thống lọc rác từ các con sông và các phương pháp tái chế nhựa hiệu quả đang được nghiên cứu và triển khai.
Công ty The Ocean Cleanup đã phát triển một hệ thống thu gom rác thải nhựa tự động, được gọi là “Interceptor”, để thu gom rác thải từ các con sông trước khi chúng chảy ra biển. Hệ thống này đã được triển khai thành công tại nhiều quốc gia và đang cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra biển.
Rác thải ở biển là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết ngay lập tức. Việc hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của rác thải biển sẽ giúp chúng ta có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển, bảo vệ cuộc sống con người và hệ sinh thái biển. Hãy cùng nhau hành động vì một đại dương xanh sạch và bền vững.
Chỉ còn trơ khung sắt, không đèn, không biển số, thậm chí không ống xả, tiếng nổ ầm ĩ, xả khói mù mịt,... hình ảnh những chiếc xe máy cũ nát chở hàng cồng kềnh phóng nhanh vượt ẩu là hiện tượng đáng ngại đối với giao thông Hà Nội.
Ông Nguyễn Quang Thu, khu tập thể Thanh Xuân Bắc (Hà Nội), cho biết, ra đường bây giờ ông không chỉ sợ đám thanh niên choai choai lái xe côn tay rú ga lạng lách, mà sợ hơn cả là các anh đi xe máy nát, chở hàng công kềnh như sắt thép, nước đá,... Xe kêu ầm ĩ, lại phóng bạt mạng, khói thải ra mù mịt như đi "cân đẩu vân", tung hoành khắp phố phường. Chẳng cần nhìn, chỉ nghe thấy tiếng máy nổ là ông đã lạnh lưng, vội vàng tìm cách né tránh để khỏi bị va quệt.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng đã có nhiều đợt kiểm tra, xử lý các loại xe máy cũ nát, không đèn, không còi, không gương,... song, đến nay, những chiếc xe máy loại này vẫn nhan nhản vô tư lưu thông trên đường, chở hàng trăm ký hàng hóa, thậm chí người điều khiển còn phóng nhanh, vượt ẩu.
Hầu hết những chiếc xe này đều không có giấy tờ, được cải tạo lại để mưu sinh, giá rất rẻ. Xe đi cả năm có khi chẳng phải sửa chữa hay bảo dưỡng gì, cứ khi nào không nổ máy được nữa mới đem ra cửa hàng sửa chữa. Hơn nữa, những chiếc xe này có thể vứt lăn lóc chẳng ai thèm lấy, có bị lực lượng chức năng kiểm tra thu xe, thì bỏ luôn kiếm cái khác.
Một số người điều khiển những chiếc xe máy cũ nát này chia sẻ, họ thừa biết xe rất thiếu an toàn, thậm chí nguy hiểm khi tham gia giao thông và gây ô nhiễm môi trường. Nhưng vì khó khăn, họ vẫn bất chấp. Tuy nhiên, đến cả những đại lý bán sơn, nước đá, sắt thép,... cũng rất ưa chuộng và chọn mua xe cũ nát giao cho nhân viên để vận chuyển hàng cho khách.
Theo nhân viên sửa xe tại cửa hàng chuyên mua xe cũ về tu sửa, bán cho người có nhu cầu làm phương tiện vận chuyển ở đầu phố Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), thì trong tất cả các loại xe cũ, nát, Honda Cub, Wave, Dream,... vẫn được lựa chọn nhiều nhất.
Ưu điểm của những chiếc xe này là nhỏ gọn, máy khỏe, khung chắc, chở nặng tốt, lại ăn ít xăng. Một chiếc xe như vậy cửa hàng này đang bán ra khoảng 2,5-3 triệu đồng. Nhất là xe Honda Cub, nhiều khách đặt nhưng không phải lúc nào cũng có. Nhưng có không ít người tìm mua xe cũ, nát xuất xứ Trung Quốc do giá rẻ chỉ 1-2 triệu đồng/chiếc.
Nguyễn Công Huynh, một thợ chuyên sửa xe máy tại Thanh Xuân Nam (Hà Nội), cho hay, sửa những chiếc xe này vô cùng vất vả, mà công chẳng được bao nhiêu. Nhưng vì khách hàng chủ yếu là lao động nghèo từ quê ra, làm xe ôm vận chuyển hàng hóa, nên anh giúp họ là chính.
Cũng theo anh Huynh, nhiều chiếc xe chẳng khác gì đống sắt vụn, bị chuột bọ cắn phá dây điện, khung gầm biến dạng. Dây điện có thể thay mới, nhưng khung xe biến dạng, không thể khôi phục chuẩn được như ban đầu, tình trạng an toàn rất kém. Giá trị những chiếc này này quá thấp, nên người sử dụng, chẳng việc gì bỏ tiền ra để sửa chữa, trừ khi không thể đi được, anh Huynh nói.
Đây là hiện tượng đáng ngại đối với giao thông Hà Nội nói riêng cả nước nói chung. Những phương tiện không đủ tiêu chuẩn an toàn, lại chở nhiều hàng hóa, với trọng lượng vượt quá quy định cho phép. Gần như 100% phương tiện này được hoán cải, gia cố thêm các thiết bị chịu lực để chở hàng cồng kềnh, lái xe bất chấp các quy định về an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Trên thực tế đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng từ những phương tiện này.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định về niên hạn đối với xe máy, vì cho rằng nếu quy định niên hạn sẽ loại bỏ nhiều xe máy cũ, trong khi ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, đây vẫn là phương tiện đi lại, mưu sinh chủ yếu của người dân.
Bên cạnh đó, việc xử lý xe máy xả khói ô nhiễm cũng gặp khó khăn, do thiếu quy định. Theo một cán bộ phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP. Hà Nội, có hàng trăm chiếc xe máy cũ nát, chở hàng hóa cồng kềnh, xe tự chế bị xử lý và tạm giữ từ đầu năm 2015 đến nay.
Mặc dù vậy, xe máy cũ nát vẫn tung hoành. Người điều khiển những chiếc xe cũ nát này cứ lấy lý do, vì điều kiện khó khăn, nên phải tận dụng, chở thuê kiếm sống. Mới đây, khi lãnh đạo TP. Hà Nội đề xuất, tìm cách loại bỏ xe máy cũ bởi tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động và để đảm bảo an toàn giao thông, thì gặp phải không ít ý kiến phản đối. Họ cho rằng, làm như vậy thì người nghèo lấy gì để mưu sinh?
Ngược lại, có nhiều ý kiến phản ứng bởi cứ kêu ca ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông,... nhưng khi cơ quan chức năng muốn xử lý lại phản đối. Hút thuốc lá nơi công cộng, còn bị phạt vài trăm nghìn đồng, trong khi xe máy cũ xả khói đen, gây ô nhiễm thì không sao. Rõ ràng, về lâu dài, vì một môi trường sống trong lành và bền vững, các giải pháp cũng cần sớm thực thi.
Tại buổi họp lớp đầu tiên của tân sinh viên, đại diện khoa luôn thông báo chương trình học trong bốn năm và chuẩn đầu ra về tiếng Anh, tin học, chính trị, quốc phòng để sinh viên chuẩn bị cho ngày xét tốt nghiệp.
Đáng tiếc, nhiều sinh viên ỷ lại vào bốn năm dài đăng đẵng mà trì hoãn các mục tiêu cho đến khi nhận ra bạn bè đã ra trường, chỉ còn mình ở lại.
Chưa thể ra trường vì vướng tiếng Anh
Nhiều trường hợp phổ biến là sinh viên năm cuối đi làm trong tình trạng chưa có bằng tốt nghiệp dù các môn học đã hoàn thành chỉ vướng mỗi chứng chỉ tiếng Anh. Đơn vị tuyển dụng rất khó ký hợp đồng lao động chính thức và tăng lương với người chưa có bằng cấp.
Nhưng càng lớn tuổi sức học càng kém cộng thêm áp lực “cơm áo gạo tiền” khiến việc học tiếng Anh càng khó khăn. Phần lớn các trường, đơn vị truyển dụng hiện nay chấp nhận một số chuẩn tiếng Anh thông dụng như TOEIC, IELTS, TOEFL, chỉ một số ít còn công nhận chứng chỉ A, B.
Với những bài kiểm tra theo chuẩn quốc tế, sinh viên phải rèn luyện nhiều kỹ năng nghe, nói, đọc, viết về các chủ đề thời sự và học thuật, chứ không chỉ vài điểm ngữ pháp cố định như ở cấp học phổ thông. Sinh viên có thể học ở các trung tâm Anh ngữ để đạt chuẩn đầu ra mà trường yêu cầu.
Dù đã chuẩn bị tâm lý bước vào môi trường mới, nhưng kể cả những bạn có nền tảng tốt ở bậc phổ thông thì việc học tiếng Anh ở đại học cũng là một cú sốc.
Nhớ lại ngày đầu nhập học, Vương Phan Huy Hoàng - sinh viên khoa báo chí và truyền thông, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM, chia sẻ: “Ở quê dạy tiếng Anh một kiểu, thành phố dạy kiểu khác. Bước vô đại học mình thấy như bị “sụp hố”.
Bản thân quá chú trọng ngữ pháp trong khi nghe yếu, nói dở, chỉ có đọc hiểu, viết là kha khá. Lúc nào cũng bị lệ thuộc vào mẫu câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa, lẩn quẩn cứ “how are you? I’m fine, thank you”. Khả năng ứng biến khi giao tiếp gần như không”.
ThS Tô Thùy Trang - giảng viên bộ môn tiếng Anh Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM cho biết: “Việc các tân sinh viên bỡ ngỡ, ngạc nhiên thậm chí cảm thấy thua kém rất xa so với nhiều sinh viên khác là bình thường do thực tế có nhiều bạn được gia đình đầu tư từ nhỏ, đến năm 18 tuổi đã sử dụng tiếng Anh như người bản xứ.
Thêm nữa là phương pháp dạy tiếng Anh ở ĐH chủ yếu định hướng cho SV tự học, thầy cô không có nhiệm vụ hướng dẫn tỉ mỉ như thời phổ thông. Các bạn cần chuẩn bị tinh thần tự học rất nhiều mới mong trải qua thời đại học đầy ý nghĩa và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, tất cả sự thua thiệt đều có thể bù đắp bằng việc tự học, tính chủ động trong tìm kiếm thông tin và chăm chỉ của bản thân”.
Thực tế cho thấy khi sinh viên xem tiếng Anh như một môn học phải vượt qua thì sau tấm bằng, mọi kiến thức đều dễ dàng bay đi.
ThS Thùy Trang chia sẻ: “Dù bạn thích thừa nhận hay không, tiếng Anh thực tế đang là kỹ năng sống còn trên thị trường lao động, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Trong đó yếu tố gây ấn tượng đầu tiên là kỹ năng nói, nghe. Tuy nhiên đáng tiếc là chương trình dạy cấp phổ thông ở VN lại nhấn mạnh kỹ năng đọc”.
Để sử dụng tiếng Anh cho một cơ hội nghề nghiệp tốt, môi trường sách vở, lớp học thôi chưa đủ. Nhiều sinh viên bước ra ngoài để thực hành tiếng Anh như tham gia vào một số CLB nghe nói, làm thêm ở quận 1, qua lại phố Tây Phạm Ngũ Lão (TP.HCM), đi bảo tàng và lễ hội đa văn hóa...
Một số sinh viên vốn tiếng Anh khá tốt nhận dạy kèm người nước ngoài học tiếng Việt và ngược lại, họ dạy lại tiếng Anh. “Nhưng tiếng Anh ở những nơi đó sẽ bị giới hạn trong từ vựng giao tiếp, không thể nâng cấp lên tầm cao mới, cho dù làm một, hai năm trình độ vẫn vậy.
Trong khi đó, tôi biết nhiều sinh viên tại Trường ĐH Ngoại thương thường xin việc làm bán thời gian tại các công ty xuất nhập khẩu để có cơ hội sử dụng tiếng Anh gắn với chuyên ngành từ năm 1, năm 2” - cô Trang chia sẻ.
“Có nhiều phương pháp học tiếng Anh tùy vào trình độ và chiến lược chinh phục của mỗi người. Mục đích và cách tiếp cận ngoại ngữ rất quan trọng. Có thể bạn đọc, học theo sách nhuần nhuyễn nhưng khi rơi vào bối cảnh giao tiếp cụ thể, bạn hoàn toàn lúng túng khi tương tác trong thực tế.
Theo tôi, sinh viên đầu tiên nên chú trọng kỹ năng nghe. Xem phim, nhạc, nghe phát thanh tin tức... để tạo trí nhớ tiềm thức về từ vựng, ngữ điệu, phát âm, ngữ pháp, sau đó sẽ có ích cho kỹ năng nói, dịch.
Tuy nhiên, mỗi người phải đạt số giờ nghe tối thiểu thì năng lực mới bước qua trình độ mới, chứ không phải nghe một hai ngày, dùng thêm chiêu là giỏi. Đó là điều không tưởng”.
Nhiều sinh viên chọn cách đến trung tâm ngoại ngữ để học một số phương pháp được quảng cáo là đặc biệt, hiệu quả, khoa học. Nhưng tất cả vô hiệu nếu người học không chủ động, thiếu đầu tư và động lực.
“Sinh viên có thể chọn học tại các trung tâm Anh ngữ gần nhà, giá mềm bởi quan trọng nhất vẫn là ý chí tự học. Nguyên tắc để học tiếng Anh và tạo ra kết quả rõ nhất là quyết tâm và duy trì sự tự học liên tục từ một đến sáu tháng tùy năng lực học bẩm sinh mỗi người” - ThS Thùy Trang nhấn mạnh.
“Ngoài ra, khi xã hội ngày càng hội nhập, ai cũng có thể giao tiếp tiếng Anh khá tốt thì lợi thế cạnh tranh tuyệt đối và lâu dài là tiếng Anh chuyên ngành”.
Hoàng Thị Ngọc Minh - sinh viên năm cuối khoa sinh học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM cho biết: “Mình vừa được chọn tham gia chuyến khảo sát thực địa dài ngày, được đài thọ chi phí cùng chuyên gia nước ngoài tại Đồng Nai. Sống trong rừng, đoàn giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Anh, riết mình quen.
Trình độ tiếng Anh của mình chỉ khá thôi nhưng cứ mạnh dạn hỏi đáp, sai thì họ sửa cho mình. Đôi chỗ khó hiểu phải tra từ điển, đêm về học lại toàn bộ từ mới nhất là thuật ngữ chuyên ngành. Nhờ chuyến đi đó, Minh tiếp cận được một số tài liệu và kinh nghiệm mới mà bốn năm học chưa biết”.