Các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
Các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 2 đợt thi trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, với nhiều địa điểm thi được mở rộng để tạo thuận lợi cho thí sinh.
Ngày 7/4/2024, đợt 1 của kỳ thi sẽ diễn ra tại 24 tỉnh, thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Trong đợt 2, ngày 2/6/2024, kỳ thi sẽ được tổ chức tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang. Bài thi bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài là 150 phút.
Đề thi sẽ tập trung vào việc đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không yêu cầu học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng theo phong cách tương tự các kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ và TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm ba phần:
Số lượng các trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển và chỉ tiêu dành cho kỳ thi này ngày càng tăng qua từng năm. Đây là kỳ thi có quy mô lớn nhất, với hơn 133.000 lượt thí sinh tham gia năm ngoái.
Năm 2023, ngoài 10 trường đại học thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (mỗi trường dành ít nhất 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này), còn có thêm 87 trường đại học và cao đẳng khác tham gia sử dụng kết quả kỳ thi này. Năm 2024, dự kiến số lượng các trường đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi sẽ tiếp tục tăng để mở rộng cơ hội tuyển sinh cho thí sinh. Lệ phí thi là 300.000 đồng/lần thi.
Năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực, tăng thêm một đợt so với năm trước. Thí sinh sẽ đăng ký thi và nộp lệ phí trực tuyến. Kỳ thi sẽ được tổ chức trên máy tính tại các điểm thi do trường quy định.
Nội dung kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt bao gồm các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh. Đối tượng tham gia kỳ thi là học sinh lớp 11, lớp 12 và những cá nhân có mong muốn tìm hiểu về kỳ thi.
Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được dùng để xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của trường, kết hợp với kết quả học tập trung học phổ thông. Điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển vào ngành học tương ứng. Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt có hiệu lực trong 2 năm. Do đó, học sinh lớp 11 có thể đăng ký tham gia kỳ thi và sử dụng kết quả xét tuyển cho năm tiếp theo.
Tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định việc cơ sở đào tạo có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo.
Theo đó, thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.
Nguồn: https://hcmussh.edu.vn/news/item/24538
Thi đánh giá năng lực là gì? (Hình từ internet)
Kỳ thi riêng của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức các tổ hợp môn riêng biệt cho từng ngành học. Thí sinh sẽ thi các môn theo tổ hợp tương ứng với ngành đã đăng ký.
Điều kiện dự thi yêu cầu thí sinh có điểm trung bình lớp 11 và 12 của các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 6,5 trở lên.
Các chương trình song bằng yêu cầu học sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 60 trở lên. Đặc biệt, đối với ngành Dược học, điểm trung bình phải từ 7,0 đến 8,8 và có IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL iBT từ 35 trở lên.
Đây là một kỳ thi đánh giá năng lực dành cho những học sinh cấp Trung học phổ thông, do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, là một kỳ thi độc lập, không gắn với quy trình xét tuyển đại học. Kết quả của kỳ thi này được sử dụng làm căn cứ để thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành và trường đại học theo Đề án tuyển sinh riêng của từng trường.
Bài thi đánh giá năng lực dựa trên chương trình giáo dục phổ thông, tập trung vào ba nhóm năng lực chính, đó là:
Dự kiến, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức 4 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là năm thứ hai Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng.
Lệ phí thi là 115.000 đồng/môn thi/thí sinh. Kỳ thi bao gồm 6 môn độc lập là Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh, Sử và Địa. Môn Toán có thời gian làm bài là 90 phút, các môn còn lại là 60 phút, tất cả đều sẽ theo hình thức trắc nghiệm.
Tại Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định chung về cấu trúc đề thi như sau
Theo đó, tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau.
Điển hình như cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM cho biết: Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Cụ thể, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:
Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu
Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.
Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.
3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học
Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên
3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý
3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học
3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý
3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội
Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng cấu trúc đề thi phải đảm bảo các tiêu chí tại Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Nguồn: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh