Theo học thuyết của Y học cổ truyền, âm dương cân bằng thì cơ thể mới khoẻ mạnh. Người bệnh đang mắc hư hàn có nghĩa là phần dương trong cơ thể đang suy yếu dẫn đến xuất hiện các triệu chứng mang tính hàn như chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt. Vậy chứng hư hàn là gì, người mắc chứng hư hàn nên làm gì? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Theo học thuyết của Y học cổ truyền, âm dương cân bằng thì cơ thể mới khoẻ mạnh. Người bệnh đang mắc hư hàn có nghĩa là phần dương trong cơ thể đang suy yếu dẫn đến xuất hiện các triệu chứng mang tính hàn như chân tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt. Vậy chứng hư hàn là gì, người mắc chứng hư hàn nên làm gì? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Người mắc chứng hư hàn sẽ có các biểu hiện như: Sợ lạnh, tay chân lạnh, sức yếu hay mệt mỏi, sắc mặt thường trắng bệch, lưỡi trắng nhạt, dễ hụt hơi do thiếu khí, tự ra mồ hôi, ít nói, miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong và dài, đại tiện lỏng, mạch hư trì hoặc trầm nhược.
Hư hàn thường có biểu hiện nhẹ vào mùa hạ nhưng vào mùa đông các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Về quá trình tiến triển bệnh, chứng hư hàn thường có thể bắt nguồn từ hai lý do: Một là do dương hư lâu ngày tổn hại đến âm, dẫn đến chứng âm dương đều hư nên trên lâm sàng có các biểu hiện của dương hư như sợ lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi yếu sức, đồng thời có biểu hiện của chứng âm hư như mồ hôi trộm, triều nhiệt (sốt âm ỉ về buổi chiều), ngũ tâm phiền nhiệt (ngực và lòng bàn tay lòng bàn chân có cảm giác nóng). Hai là do dương khí không đủ nên âm khí tích tụ, thuỷ thấp ứ đọng có thể sinh ra chứng huyết ứ.
Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ, gạo tẻ nấu chung đến khi thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món này có công dụng bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức chống lạnh cho cơ thể.
Cháo thịt dê: Thịt dê rửa sạch, thái miếng, nên luộc với một củ cải để loại bỏ mùi, sau đó vớt củ cải ra, cho gạo vào hầm nhừ thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, ăn khi còn nóng. Món ăn này giúp làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người cao tuổi thể chất hư hàn, chịu rét kém.
Cháo tôm: Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi nấu chung với gạo đến khi thành cháo và thêm gia vị, ăn khi nóng. Cháo tôm thích hợp dùng cho người mắc chứng hư hàn, sợ lạnh, đau mỏi lưng gối.
Cháo cá: Thịt cá lọc xương, thái miếng, ướp chung với gia vị và gừng thái chỉ, cho vào nồi với cháo gạo đã ninh nhừ trước đó, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Món này giúp kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc, chống lạnh, thích hợp với người tỳ vị hư hàn, mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng.
Cháo hải sâm: Hải sâm ngâm nước cắt lát nấu chung với đại táo và gạo tẻ thành cháo, ăn nóng. Hải sâm giúp kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ hàn.
Hy vọng với thông tin trên, bài viết đã giúp bạn hiểu được chứng hư hàn là gì và một số vị thuốc, món ăn có thể dùng cho người hư hàn. Hãy chú ý đến sức khoẻ của bản thân để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh diễn biến âm thầm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Mẹo giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh
Bài thuốc gồm: sài hồ 20g, hoàng cầm 10g, toàn qua lâu 10g, binh lang 10g, pháp bán hạ 10g,thảo quả 15g, hậu phác 15g, tri mẫu 10g, bạch thược 10g, trần bì 10g, hổ trượng 10g, đảng sâm 15g, cam thảo 10g (theo quan điểm chúng tôi là vị cam thảo sống phù hợp với bài thuốc).
Sài hồ: làm chủ dược. Sài hồ vị đắng tính hơi hàn, vào các kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu... Có tác dụng phát biểu hòa lý, giải cơ, sơ thông can khí. Trị chứng ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu, phát hãn. Nếu bệnh nhân mắc chứng âm hư hỏa vượng thì không được dùng sài hồ.
Sài hồ - vị thuốc chủ dược của bài thuốc.
Hoàng cầm: Vị đắng tính hàn vào các kinh tâm, phế, đại tràng tiểu tràng can đởm. Có tác dụng thanh hỏa trừ nhiệt. Điều trị các chứng: tả thực hỏa, thanh thấp nhiệt trị chứng cảm mạo, hoàng đản, đau bụng. Người tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, không có thực hỏa không được dùng.
Bán hạ chế: Vị cay tính ôn vào kinh tỳ, vị. Có tác dụng giáng nghịch, chống nôn mửa, tiêu đờm thấp, thông âm dương khí. Trị chứng ho có đờm, giáng khí nghịch.
Toàn qua lâu: Vị ngọt đắng, tính hàn vào kinh phế vị đại tràng. Có tác dụng tả hỏa, nhuận phế giáng khí, tiêu đờm nhuận táo. Trị các chứng ho nhiều đờm, vị quản bí kết, vú ung nhọt, đại tiện táo bón. Người tỳ vị hư hàn đại tiện lỏng không được dùng.
Thảo quả: Vị cay ngọt tính ấm vào kinh tỳ vị. Có tác dụng táo thấp trừ hàn trục đờm, làm cho tỳ vị mạnh, ấm trung tiêu giải độc. Phối hợp với vị binh lang, thường sơn trị chứng sốt rét, trị chứng đau bụng, giúp tiêu hóa tốt.
Hậu phác: Vị cay đắng tính ôn vào kinh tỳ vị đại tràng. Có tác dụng giáng khí tiêu đờm, tiêu thực, lợi thủy. Trị chứng hoắc loạn kiết lỵ thổ tả, ngoại cảm do phong nhiệt... Người tỳ vị hư yếu, nguyên khí kém, phụ nữ có thai không được dùng.
Tri mẫu: Vị đắng tính hàn vào kinh phế thận vị. Giúp bổ nhận thận thủy, tả hỏa hoạt tràng. Trị chứng âm hư táo hỏa, thanh nhiệt tiêu khát, đại tiện bí kết.Người tỳ hư đại tiện lỏng không được dùng.
Bạch thược: Vị hơi đắng chat chua vào kinh phế tỳ can. Có tác dụng thanh can tư âm, liễm âm khí. Trị chứng nhiệt độc, đau nhức, chứng tả lỵ, cảm mạo hư chứng. Người đau bụng đi tả do trúng hàn không dùng.
Trần bì: Vị đắng cay tính ôn, vào phần khí của tỳ phế. Có tác dụng điều lý ở phần khí, hóa đờm ráo thấp, hành trệ mạnh tỳ vị, trừ đờm phát tán hàn. Trị chứng ho nôn mửa khí nghịch đau tức ngực, tiêu thực chỉ tả, nhiệt tích ở bàng quang. Không có thấp trệ, không có đờm thì không dùng.
Hổ trượng: Rễ cây cốt khí của Việt Nam. Vị đắng bình hơi ôn. Giúp tán ứ khu phong lợi thấp, thông kinh.
Đảng sâm: Vị ngọt tính bình vào kinh phế và tỳ. Có tác dụng bổ phế tỳ, ích khí sinh tân chỉ khát. Trị chứng tỳ hư ăn không tiêu, bụng trướng đầy, tay chân mỏi mệt hư lao, ho (có thể thay bằng sâm bố chính).
Cam thảo: Vị ngọt tính bình vào cả 12 kinh lạc. Giúp bổ tỳ, nhuận phế ích tinh điều hòa các vị thuốc trong bài. Dùng sống thanh nhiệt, giải độc tiêu khát, trị ho viêm họng.
Tổng bài thuốc có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, hóa thấp, tán ứ hòa giải tam tiêu, tăng cường can đởm, làm mạnh tỳ vị, giáng khí. Trị các chứng sốt cao ho nhiều đờm, đau tức ngực khó thở, nôn mửa, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi...
Trong bài nhiều vị thuốc có vị đắng. Theo Đông y vị đắng phần nhiều là kháng sinh diệt khuẩn, vị cay có tác dụng giải hàn độc.
Theo tài liệu đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19. Tuy nhiên, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thuộc xứ hàn đới, người Trung Quốc có cơ địa khác người Việt Nam. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nên để phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và cơ địa của người Việt Nam bài thuốc cần gia giảm thì mới có kết quả.
Theo Đông y, các loại thuốc chữa chứng dương hư còn được gọi là thuốc bổ dương. Dưới đây giới thiệu cho bạn một vài vị thuốc bổ dương sử dụng cho người mắc chứng hư hàn.