Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ
Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ
Chúng tôi đã yêu cầu Chính quyền tiểu bang Tripura hợp pháp hóa pháp nhân, pháp lý trường Đại học Phật giáo này, sau đó, chúng tôi sẽ đệ trình lên Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ để có sự chuẩn y chính thức.
Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya, người Sáng lập và Chủ tịch Quỹ Giáo dục Bahujana Hitaya & Dhamma Dipa Foundation (Bahujana Hitaya Educational Trust & Dhamma Dipa Foundation ) tại Manubankul ở quận Nam Tripura, cách Agartala 130 km vài năm trước.
Ông đã được sự tín nhiệm và được cộng đồng Phật giáo nhất trí bầu chức Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế - một Cơ quan Phật giáo Quốc tế của các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới vào tháng 12 năm 2017 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Phát biểu trong cuộc thảo luận, TT Dhammapiya chia sẻ rằng, có rất nhiều sinh viên quan tâm đến việc nghiên cứu Văn hóa Phật giáo trong các nghiên cứu Đông Nam Á, nhưng các tổ chức học thuật được thành lập cho đến nay đã không đủ sức thu hút họ.
Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế, cũng cho biết: “Một trường Đại học Phật giáo như thế có thể hoạt động hoàn hảo nếu được thành lập ở Đông Bắc Ấn Độ kể từ khi khu vực này có chung nối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á liền kề.
Ở Ấn Độ, chúng tôi có mối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á. Người dân từ các quốc gia này đã yêu cầu chúng tôi có một tổ chức giáo dục Phật giáo tại Ấn Độ với các cơ sở hạ tầng tốt.
Chúng tôi đang xem xét để xây dựng cơ sở giáo dục tại vùng Đông Bắc Ấn Độ, đặc biệt ở tiểu bang Tripura, ở đây chúng tôi gần gũi hơn về mặt văn hóa.
Ước tính sơ bộ có khoảng 100 rupee có thể được chi cho dự án. Toàn bộ chi phí do xã hội hóa bởi cộng đồng Phật giáo đóng góp.
Chúng tôi hy vọng sẽ có các nhà hoạch định hàng đầu từ Malayasia thực hiện kế hoạch cho việc này. Vì vậy, chi tiêu cuối cùng vẫn chưa được ước tính. Chúng tôi sẽ yêu cầu cộng đồng Phật giáo tiếp tục đóng góp công sức và tài vật”.
Xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ trong năm 2023 vẫn tăng trưởng 6,7% so với năm 2022, đạt kim ngạch 8,5 tỷ USD, là một trong số ít thị trường đạt mức tăng trưởng dương.
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ năm qua tăng trưởng 6,7%, đạt 8,5 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ trong tháng 12/2023 đạt 702,5 triệu USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Tính chung năm 2023 đạt hơn 8,49 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,94 tỷ USD, tăng 88,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22,9% tỷ trọng.
Tiếp đến là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,03 tỷ, chiếm 12,2% tỷ trọng.
Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu một số nhóm mặt hàng có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước: Sắt thép các loại tăng 319,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 287,3%; sản phẩm từ cao su tăng 65,7%.
Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á, chiếm tỷ trọng gần 80% xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực này.
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ, liên tục đạt tăng trưởng đều đặn trong hơn 20 năm qua. Quan hệ song phương từ mức khoảng 200 triệu USD năm 2000 đã đạt mức 15 tỷ USD năm 2022 đưa Ấn Độ trở thành 1 trong 8 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại với Ấn Độ.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Ấn Độ năm 2022 đạt 8 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Ấn Độ chiếm tỷ trọng 2,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2021. Nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ chiếm tỷ trọng 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Xuất siêu của Việt Nam đến Ấn Độ có giá trị 875,1 triệu USD, giảm 228,1% so với năm 2021
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cân bằng và có sự bổ sung cho nhau. Trong khi Ấn Độ là nguồn cung cấp nguyên liệu và thành phẩm quan trọng cho Việt Nam đối với các mặt hàng sắt thép, hóa chất, dược phẩm, dệt may, thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Ấn Độ là máy tính cá nhân; điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, gia vị, cà phê, hồ tiêu…
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ trong năm 2024 vẫn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt, khi nhu cầu tiêu dùng tại thị trường 1,4 tỷ dân dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng sau đại dịch.
Xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Ấn Độ năm 2023 đạt gần 8,5 tỷ USD.